Để có thể kịp thời phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến thận, bạn cần phải thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận cơ bản nhất. Vậy xét nghiệm đánh giá chức năng thận cần gặp là bao gồm những xét nghiệm gì? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.


Những trường hợp thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng thận.


1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Thông thường khi kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm đánh giá chức năng thận thì bệnh nhân chỉ thực hiện các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng.

Khi trong gia đình có các bệnh di truyền về thận thì cần xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng, các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

2. Biểu hiện của suy thận
Xét nghiệm đánh giá chức năng thận trong trường hợp đã bị suy thận thì cần xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Nếu tìm thấy các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu, làm thêm các xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn, có thể sinh thiết thận.

3. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận cần gặp:

1. Xét nghiệm Creatinin máu và nước tiểu
Creatinin được tạo ra ở cơ, chủ yếu từ creatinphosphat và creatin ở cơ. Creatinin theo máu qua thận, được thận lọc và bài tiết ra nước tiểu.

Nếu kết quả là bình thường:
- Nồng độ creatinin huyết tương(huyết thanh): 55 - 110 (mol/l).
- Nước tiểu: 8 - 12 mmol/24h (8000 - 12000 (mol/l).
- Nếu kết quả tăng creatinin (và urê) nói lên sự thiểu năng thận, giảm độ lọc của cầu thận và giảm bài tiết.

2. Ure máu và nước tiểu
Xét nghiệm urê máu và nước tiểu được làm nhiều để đánh giá chức năng lọc cầu thận và tái hấp thu ở ống thận.

Nếu kết quả là bình thường:
- Nồng độ urê máu: 3,6 – 6,6 mmol/l.
- Nồng độ urê nước tiểu : 250 – 500 mmol/24h.
- Nếu Ure máu tăng cao trong một số trường hợp: Suy thận, Viêm cầu thận mạn, U tiền liệt tuyến. Còn Urê máu 1,7 – 3,3 mmol/l (10 - 20 mg/dl) hầu như luôn chỉ ra chức năng thận bình thường. Urê máu 8,3 – 24,9 mmol/l (50 - 150 mg/dl) chỉ ra tình trạng suy chức năng thận nghiêm trọng.

3. Các chất điện giải (Na+, K+, Cl-, Ca TP hoặc Ca++)
Kết quả của phân tích các chất điện giải là một trong các xét nghiệm đánh giá chức năng thận cần gặp, sau khi có kết quả có thể tham chiếu. Nếu là bình thường thì các chất này có chỉ số như sau:

- Na+ = 135 - 145 mmol/l.
- K+ = 3,5 - 5,5 mmol/l.
- Cl- = 95 - 105 mmol/l.
- Ca TP = 2,0 - 2,5 mmol/l.
- Ca++ = 1,0 - 1,3 mmol/l.

Còn nếu mắc bệnh thận thì:
- Na+ tăng: phù thận, ưu năng vỏ thượng thận. Nồng độ Na+ máu tăng có thể gây nên một số thay đổi chức năng thận
- Na+ giảm: Mất Na+ qua thận, gặp trong bệnh tiểu đường, bệnh nhân có glucose máu cao, nhiễm cetonic máu (pH máu động mạch có thể < 7,25), đi tiểu nhiều làm mất Na+, K+.
- K+ tăng: Thiểu năng thận, vô niệu
- K+ giảm: Mất kali do nhiễm cetonic trong tiểu đường.

4. Albumin
Albumin là một trong hai thành phần chính của protein huyết thanh (albumin, globulin).

Bình thường, albumin huyết thanh có khoảng 35 - 50 g/l, chiếm 50 - 60% protein toàn phần huyết thanh. Nếu kết quả cho thấy Albumin giảm mạnh thì thể hiện tình trạng trong viêm cầu thận cấp. Trong hội chứng thận hư, albumin giảm nhiều so với bình thường, chỉ còn khoảng 10 - 20 g/l.

5. Protein nước tiểu 24h
Đây là một trong những xét nghiệm đánh giá chức năng thận cần gặp, để đánh giá cầu thận. Nếu như kết quả là bình thường, thì Protein trong nước tiểu = 0 - 0,2 g/24h. Protein có trong nước tiểu chủ yếu gặp trong các bệnh thận, gặp khi màng lọc cầu thận bị tổn thương, các lỗ lọc rộng ra, protein (albumin) lọt qua.

Đặc điểm của protein niệu do bệnh thận là dai dẳng và thường > 0,3 g/l. Tăng protein niệu từ 10 - 30 g/24h, có thể cao hơn (50g/24h) trong thận hư nhiễm mỡ:

Nếu protein niệu > 2g/24h kéo dài nhiều ngày cần theo dõi và chú ý tới hội chứng thận hư. Hoại tử do thủy ngân (Hg): tăng 20 - 25 g/24h. Nếu viêm tiểu cầu thận, thường lớn hơn 2 - 3 g/l. Viêm thận - bể thận mạn, thường thấy xuất hiện protein niệu gián đoạn, ở mức 1 - 2 g/l.

6. Creatinin máu và độ thanh lọc creatinin
Đây là một trong những xét nghiệm cần tiến hành trong xét nghiệm đánh giá chức năng thận. Xét nghiệm bình thường, khi các chỉ số nồng độ creatinin huyết tương (huyết thanh): 55 – 110 mmol/l và nước tiểu: 8 – 12 mmol/24h (8000 – 12000 mmol/l). Nếu kết quả là tăng creatinin (và Ure) nói lên sự thiểu năng thận, giảm độ lọc của cầu thận và giảm bài tiết của ống thận.

Sau đó, người ta thường tính toán độ thanh lọc creatinin của thận, để chẩn đoán chính xác suy thận và mức độ suy thận.

7. Siêu âm bụng
Là xét nghiệm đánh giá chức năng thận cần gặp, bởi vì cho ra kết quả cung cấp nhiều thông tin hệ niệu, nhanh chóng, phát hiện sỏi, u bướu, nang thận, kích thước thận vỏ tủy thận, gợi ý thực hiện các xét nghiệm hình ảnh tiếp theo như CT và MRI...

Bên trên là các xét nghiệm đánh giá chức năng thận cần gặp khi bệnh nhân tiến hành là xét nghiệm đẻ kiểm tra thận. Tuy nhiên các xét nghiệm này có thể thay đổi, nhằm nâng cao hiệu quả giám định các chức năng của thận tùy thuộc vào dịch vụ của cơ sở y tế.

Sưu tầm
Tra cứu kết quả xét nghiệm
Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm

 

 

 

X

Tư vấn online