Ung thư cổ tử cung là bệnh thường gặp và có tỷ lệ tử vong tương đối cao trong tất cả các loại ung thư ở nữ giới, đứng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Đây là căn bệnh mà những tế bào ung thư ác tính xuất hiện trong mô cổ tử cung (bộ phận nối tử cung và âm đạo của phụ nữ). Nó thường gây ra bởi HPV hoặc virut papillomavirus, virut này có thể lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm HPV có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung.

Bệnh có xu hướng hình thành ở tuổi trung niên, với 50% bệnh nhân được chẩn đoán thuộc độ tuổi 35-55 và hiếm khi ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi dưới 20.

Ngày nay, ung thư cổ tử cung đang trở thành nỗi lo lắng của hầu hết phụ nữ. Do đó việc nắm rõ dấu hiệu nhận biết có thể phòng tránh được căn bệnh này.

1. Chảy máu âm đạo bất thường
Một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường (chảy máu âm đạo ở những ngày không phải chu kì kinh nguyệt). Vì vậy nếu nhận thấy mình có hiện tượng này thì bạn cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Điều này có thể bao gồm chảy máu sau khi mãn kinh, giữa chu kì kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc thậm chí ngay sau khi khám vùng chậu.

2. Dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo nếu có màu trong hoặc hơi trắng, không có mùi hôi và thường xuất hiện trong những ngày rụng trứng giữa chu kì kinh nguyệt. Trong trường hợp dịch âm đạo tăng bất thường, màu sắc lạ (có màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu), có mùi khó chịu... kèm với theo máu thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi dịch tiết âm đạo thay đổi có thể là do tình trạng thay đổi hormone gây ra mà sự xuất hiện của các tế bào ung thư có thể dẫn đến thay đổi hormone.

Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây tiết dịch âm đạo bất thường mà không không hẳn là bệnh ung thư. Vì vậy, nên đi khám để chắc chắn bạn không bị ung thư cổ tử cung.

3. Đau vùng chậu



Đau vùng chậu có thể là một dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi đang diễn ra trong cơ thể bạn. Bình thường cơn đau ở vùng chậu có thể là do chị em tới ngày kinh nguyệt rồi bị chuột rút, thế nhưng nếu những ngày bình thường mà cũng bị như vậy thì cần phải chú ý. Khi đó, mọi người cần tới bác sĩ để có thể được chuẩn đoán một cách chắc chắn nhất về bệnh.

4. Đi tiểu khó khăn
Khó đi tiểu cũng có nghĩa là một bệnh nhiễm trùng hoặc ung thư đang phát triển trong cơ thể bạn.

Giống như đau vùng chậu, triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn giữa một số bệnh nhưng khi bạn hắt hơi mà bị són tiểu hay khi đi tiểu có máu, đau thì nên đi khám ngay lập tức. Nếu đúng là ung thư cổ tử cung thì các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.

5. Sưng và đau ở một hoặc cả 2 chân
Vì ung thư cổ tử cung có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể ở giai đoạn sau nên điều quan trọng là bạn cần phải chú ý đến các bộ phận khác của cơ thể chứ không chỉ riêng ở vùng xương chậu.

Khi các khối ung thư ép vào thành khung chậu, nó có thể dẫn đến một số triệu chứng như đau bụng, đau lưng và thậm chí là đau chân.

6. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Đây là một triệu chứng khác của bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sau.

Theo các chuyên gia, cơ thể chúng ta sản xuất ra các loại protein nhỏ được gọi là cytokine để chống nhiễm trùng. Các protein này cũng tích cực phá vỡ chất béo, gây ra sự giảm cân nhanh chóng cho dù bạn có thay đổi chế độ ăn uống hay không.

Nhìn chung, dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tư cung thường không rõ ràng cho đến khi khối ung thư bắt đầu hình thành trong các mô. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải lắng nghe các triệu chứng cơ thể. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, nên đi khám để được phát hiện và điều trị sớm.

Sưu tầm
Tra cứu kết quả xét nghiệm
Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm

 

 

 

X

Tư vấn online