Xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung, là một xét nghiệm đơn giản, thường được áp dụng phổ biến trong tầm soát cũng như chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Cùng tìm hiểu về xét nghiệm này qua các thông tin trong bài viết sau.

Xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung, là một xét nghiệm đơn giản, thường được áp dụng phổ biến trong tầm soát cũng như chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Cùng tìm hiểu về xét nghiệm này qua các thông tin trong bài viết sau.


Xét nghiệm Pap là gì?

Xét nghiệm Pap là một xét nghiệm trong đó mẫu tế bào từ cổ tử cung được lấy ra để kiểm tra. Mục đích chính của xét nghiệm Pap là để phát hiện ung thư hoặc các tế bào bất thường có thể dẫn đến ung thư. Ung thư cổ tử cung càng được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao.

Xét nghiệm Pap nên bắt đầu thực hiện từ năm 21 tuổi. Sàng lọc thường quy được khuyến khích 3 năm/ lần đối với phụ nữ từ 21 - 65 tuổi. Đối với phụ nữ từ 30 - 65 tuổi, xét nghiệm Pap nên thực hiện 5 năm/lần cùng với xét nghiệm HPV. Sau 65 tuổi không cần thực hiện nếu các xét nghiệm Pap trước đây là bình thường.

Xét nghiệm Pap được thực hiện như thế nào?

Để thực hiện xét nghiệm Pap bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo, sau đó dùng một dung dịch acid acetic loãng để làm hiện rõ vùng bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Bác sỹ sẽ lấy một mảnh nhỏ tổ chức tại vị trí nghi ngờ để nghiên cứu dưới kính hiển vi.

Xét nghiệm Pap có đau không?

Xét nghiệm Pap không gây đau, chỉ hơi khó chịu do đó chị em  không nên quá lo lắng.

Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm Pap?

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm Pap chính xác nhất, cần tránh quan hệ tình dục, thụt rửa hay sử dụng kem bôi âm đạo trong vòng 48 tiếng trước khi thực hiện. Lưu ý không thực hiện xét nghiệm Pap nếu đang trong chu kỳ kinh nguyệt.

Kết quả xét nghiệm Pap có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm Pap bình thường có nghĩa là các tế bào cổ tử cung nhìn bình thường. Ngược lại kết quả xét nghiệm Pap bất thường có nghĩa là các tế bào cổ tử cung có vấn đề. Trên cơ sở xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác, chẳng hạn như soi cổ tử cung.

Xét nghiệm Pap đôi khi có thể cho thấy các dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên  xét nghiệm Pap không được sử dụng để sàng lọc hay chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nên làm gì nếu kết quả xét nghiệm Pap bất thường?

Bác sĩ sẽ đánh giá kết quả xét nghiệm Pap và căn cứ vào tình trạng thực tế để quyết định xem liệu người bệnh có cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác hay không.

Kết quả xét nghiệm Pap bất thường không có nghĩa là chắc chắn tìm thấy tế bào ung thư trong khi xét nghiệm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả xét nghiệm Pap bất thường, bao gồm nhiễm trùng, viêm nhiễm do quan hệ tình dục hay những thay đổi liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Bác sĩ sẽ đánh giá kết quả xét nghiệm và căn cứ vào tình trạng thực tế để quyết định xem liệu người bệnh có cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác hay không.

Sưu tầm
Tra cứu kết quả xét nghiệm
Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm

X

Tư vấn online