Y học ngày càng phát triển, kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán hiện đại đã giúp cho việc điều trị các bệnh nói chung và bệnh lý cơ xương khớp nói riêng ngày càng hiệu quả. Điều trị bệnh lý cơ xương khớp chủ yếu bằng đường toàn thân (uống, tiêm bắp, truyền tĩnh mạch), bên cạnh đó tiêm khớp là phương pháp điều trị tại chỗ hiệu quả khi được chỉ định và tiêm đúng kỹ thuật.
Một số tác dụng của tiêm khớp

- Có giá trị chống viêm và đạt được nồng độ thuốc tại chỗ tối đa mà không cần sử dụng thuốc chống viêm đường toàn thân.

- Có hiệu quả trong điều trị các bệnh khớp vì viêm màng hoạt dịch giải phóng ra cytokine và protease, tiêm corticoid ức chế cytokine và protease làm giảm đau nhanh.
 
Tiêm khớp được chỉ định ở những bệnh nào?


 
Tiêm khớp gối

Tiêm khớp có chỉ định khá rộng rãi như:


-  Viêm gân gấp ngón tay (biểu hiện ngón tay bật hay còn gọi ngón tay lò xo).

-  Viêm điểm bám gân như khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay…

-  Tiêm một số khớp như cổ tay, cổ chân, khớp gối, khớp vai trong một số trường hợp viêm khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến, bệnh gout, thoái hoá khớp đợt tiến triển.

-  Hội chứng đường hầm cổ tay, cổ chân.

- Bệnh nhân có bệnh về khớp có mắc bệnh lý viêm loét dạ dày tiến triển.

Những trường hợp nào không nên tiêm khớp



Không nên tiêm thuốc khi khớp nóng đỏ do mới đắp thuốc.

-  Vùng da tiêm khớp nóng đỏ do mới đắp thuốc.

-  Nhiễm khuẩn tại chỗ, nhiễm khuẩn toàn thân, viêm các mô, áp xe, uống thuốc chống đông, khớp nhân tạo, chấn thương khớp hay loãng xương tại chỗ.

- Đường máu chưa ổn định, đang tăng huyết áp, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, dị ứng với thuốc tiêm.
Tra cứu kết quả xét nghiệm
Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm

X

Tư vấn online