Ti tức y học
Ung thư phổi là ung thư phổ biến nhất, theo ước tính trên thế giới cứ mỗi phút lại có 3 người tử vong vì ung thư phổi và đáng lưu ý, tình trạng hiện nay đa số bệnh nhân được chẩn đoán muộn và không còn khả năng điều trị khi đã ở giai đoạn nặng. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm khả năng chữa khỏi cũng như sống lâu là hoàn toàn có thể.

Đối với ung thư phổi, giai đoạn sớm thường triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Khi bệnh phát triển, thường có các triệu chứng sau: Đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí. Ho kéo dài, ngày càng nặng hơn, có thể có máu. Khó thở khi khối u to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp bệnh nhân có các biểu hiện: Khó nuốt, nuốt đau, khàn tiếng, giọng đôi. Khe mắt hẹp, đồng tử co nhỏ, gò má đỏ bên tổn thương. Đau vai lan ra mặt trong cánh tay, rối loạn cảm giác. Bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các triệu chứng trên không đặc trưng riêng cho ung thư phổi, có thể gặp trong bệnh khác. Khi có một trong những dấu hiệu trên thì nên đi khám bác sĩ để phát hiện bệnh kịp thời. Một số trường hợp không có bất cứ triệu chứng gì cho đến khi phát hiện ra khối u.


Ung thư phổi có diễn biến âm thầm và gia tăng tỷ lệ mắc


GS.TS. Khoa chia sẻ, nhiều người mắc ung thư phổi hầu như không biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng trong quá trình tiến triển. Vì vậy, việc chẩn đoán ung thư cần phải dựa vào các dấu ấn ung thư, các xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư phổi như SCC, CEA, CYFRA, NSE, ProGRP,… nhằm phát hiện sớm bệnh ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.

Dấu ấn ung thư hay còn gọi là dấu ấn khối u là những chất hóa học của cơ thể, thường là các protein, được sản xuất bởi bản thân các tế bào ung thư hoặc đôi khi do cơ thể sản xuất ra để đáp ứng với sự phát triển ung thư. Do một số các dấu ấn ung thư có thể được phát hiện trong các mẫu xét nghiệm của cơ thể như máu và các mô nên chúng có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm và các kỹ thuật cận lâm sàng khác để phát hiện và chẩn đoán một số loại ung thư, tiên lượng, theo dõi đáp ứng điều trị và phát hiện tái phát.
 
Có khoảng hơn 20 dấu ấn ung thư có thể được thực hiện để biết bệnh sớm. Việc tầm soát ung thư phổi nói riêng và các loại ung thư nói chung cần được thực hiện định kỳ giúp phát hiện các căn bệnh ung thư từ giai đoạn mầm mống, khi bệnh chưa có biểu hiện hay triệu chứng nghiêm trọng, hoặc khi khối u còn rất nhỏ, chưa phát triển hay di căn ra các mô xung quanh. Tầm soát ung thư định kỳ được khuyến cáo 6 tháng hoặc 1 năm/ lần. Riêng đối với người có nguy cơ cao (gia đình có người mắc ung thư, độ tuổi, nghiện thuốc lá…) cần tầm kiểm soát có thời gian ngắn hơn. Các xét nghiệm cần làm để phát hiện ung thư phổi là SCC, CEA, CYFRA, NSE, ProGRP.


Xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện sớm dấu ấn ung thư phổi

Tiên lượng xấu đối với những bệnh nhân ung thư phổi và việc thiếu các phương pháp điều trị hữu hiệu khi bệnh tái phát đã hạn chế việc ứng dụng các dấu ấn ung thư trong ung thư phổi. Tuy nhiên, các dấu ấn ung thư có thể vẫn hữu ích trong việc theo dõi sự thành công hay thất bại của điều trị. Các dấu ấn ung thư thường được sử dụng nhiều nhất là: NSE (Neuron specific eno-lase), CEA (Carcinoembryonic antigen) và CYFRA 21-1 (Cytokeratin fragments), ProGRP. Có thể tiến hành xét nghiệm CYFRA 21-1, CEA, NSE và ProGRP ở những bệnh nhân ung thư phổi trước khi tiến hành điều trị lần đầu. Tại những nơi không thể tiến hành sinh thiết trước khi phẫu thuật, cần đo tất cả 3 loại dấu ấn này để xác định dấu ấn chính (là dấu ấn có nồng độ cao nhất). Khi có nghi ngờ ung thư phổi không phẫu thuật được nhưng cũng không có sinh thiết, việc có tăng nồng độ ProGRP và NSE trong huyết thanh có giá trị gợi ý ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC).

Đây là những xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư phổi với cách thức thực hiện đơn giản và cho kết quả nhanh chóng. Chỉ cần lấy máu để thực hiện xét nghiệm. Với một số xét nghiệm dấu ấn trên đây đã góp phần hỗ trợ phần nào cho việc chẩn đoán sớm một số bệnh lý ung thư phổi, theo dõi tiến triển và điều trị bệnh.

Tra cứu kết quả xét nghiệm
Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm

X

Tư vấn online